Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Khuyến nghị MUA PVD - 19/06/2014



Kính gửi Quý NĐT!

1. Phân tích cơ bản.
Tôi gửi Quý NĐT bản phân tích cơ bản về mã cổ phiếu PVD - Tổng công ty khoan và dịch vụ khoan dầu khí. Những điểm chính của bản phân tích này như sau:
"Hoạt động kinh doanh của PVD tăng trưởng ổn định trong những năm qua cùng với sự hồi phục của thị trường dầu mỏ. Trong những năm tới, nhu cầu thuê giàn khoan và dịch vụ kèm theo tiêp tục được dự báo tăng trưởng tốt, PVD  đang nắm bắt  được cơ hội phát triển.  Với kết quả định giá, giá trị mỗi cổ phần ở mức 101  ngàn đồng, trên quan điểm đầu tư, Chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA cổ phiếu này." - chi tiết Quý NĐT vui lòng download tại đây:
http://www.mediafire.com/download/4udipftgj624lbb/EquityResearch_PVD+18June2014+Short_VN.pdf

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Phân tích và khuyến nghị TTF - Gỗ trường thành


TTF - gỗ trường thành!

Nhìn chung, tôi xếp TTF vào dòng thị trường, biến động lên xuống theo thị trường, độ nhạy tốt. TTF chịu đợt điều chỉnh chung của thị trường, giảm từ vùng 12 xuống vùng giá 7, có nhịp hồi lên vùng giá 9 hiện nay. Xét về xu thế, phiên ngày hôm qua phiên TTF bứt phá qua giá 9.0, nó đã thiết lập đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, tức là bước vào xu thế tăng giá trong ngắn hạn.

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Thị trường đang bước đầu tạo mặt bằng giá mới!

Cùng nhìn lại các deal thành công khi cổ phiếu tăng giá 30-50% như AAA, DCS, VIG, GAS, DLG, SMA...vv trong 2014 hoặc HSG, DRC, CSM, PVT... trong 2013 để thấy rằng, điểm chung của chúng là bứt phá từ một nền giá chặt chẽ tạo ra trong khoảng thời gian khá dài (ít nhất 1 tháng, cá biệt có GAS tích lũy nửa năm ở vùng 64-66 vào cuối 2013).
Khi bứt phá từ một nền tảng chặt chẽ, giá sẽ vận động theo hướng ít trở ngại nhất, có nghĩa là ít lực cung ngăn cản đà tăng của giá nhất, đây là nguyên nhân chính tạo ra các cú bứt phá ngoạn mục từ 30-50%.

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Góc broker: Buồn ngủ

Góc broker: Buồn ngủ
Thị trường muốn bứt khỏi vùng dao động này và đi lên thì nhất thiết phải có một phiên “bùm” mạnh mẽ, như “pháo lệnh” đánh dấu tín hiệu đầu tiên khẳng định đợt điều chỉnh kết thúc – tín hiệu mà William J O’Neil gọi là “phiên lấy đà”.
Khó có từ nào để diễn tả trạng thái thị trường hiện tại thực tế hơn từ “buồn ngủ”. Liên tiếp 3 phiên gần đây, thanh khoản cạn kiệt, giao dịch lèo tèo, bảng giá như đứng khựng lại khi đến gần 10 h mà cả 2 sàn khớp chưa nổi… 10 triệu. Giao dịch ảm đạm như vậy quanh vùng kháng cự mạnh 560 thể hiện nhiều điều; trong đó dễ thấy nhất là hiện nay những người trụ lại thị trường đa phần là dân trading lướt sóng ngắn hạn, mua dò đáy bán dò đỉnh. Họ - với chiến lược nhảy nhót và tính tuân thủ kỷ luật chặt chẽ, sẵn sàng cắt lỗ nếu một biến cố rất nhỏ xảy ra. Thị trường với trụ đỡ từ dòng tiền trading xoay vòng ngắn hạn như vậy rất dễ bị tổn thương, giống như người vừa ốm dậy đã ra gió…(!?). Lúc này đây, chỉ một cú đẩy nhẹ cũng dễ dàng kích hoạt bên bán tháo chạy. Wash out!
Trong tuần, không có “wash out” như nỗi sợ hãi thường trực của đa số, thậm chí VNIndex đã vượt qua được ngưỡng kháng cự tạo ra bởi khoảng trống ngày 08/05(vùng 560). Chỉ có điều nó không thuyết phục.
Đánh phá một vùng kháng cự mạnh như 560 mà lại không có thanh khoản là một thất bại. Giống như phương pháp đánh “break out” của người viết vậy, vượt vùng tích lũy mà không có lực cầu mạnh dứt khoát, đủ để giữ cho giá ở mức cao đến hết phiên thì giá rất dễ quay lại vùng dao động cũ. Tuần qua, dễ thấy dòng tiền lớn chưa sẵn sàng nhập cuộc, VNIndex sau một phiên nhú ra khỏi 560 mà không có lực đã phải quay trở lại vùng dao động ngắn hạn rất khó chịu 550-560, có thể thời gian tới nó sẽ nằm lỳ ở đây khá lâu. Thị trường muốn bứt khỏi vùng dao động này và đi lên thì nhất thiết phải có một phiên “bùm” mạnh mẽ, như “pháo lệnh” đánh dấu tín hiệu đầu tiên khẳng định đợt điều chỉnh kết thúc – tín hiệu mà William J O’Neil gọi là “phiên lấy đà”.
Theo dõi diễn biến của các nhóm cổ phiếu, có thể lý giải được nguyên nhân biến động của VNIndex tuần qua: Dòng cổ phiếu đầu cơ thị giá thấp và dòng thị trường (hút dòng tiền mạnh) đã bước vào đợt điều chỉnh ngắn hạn khoảng 1 tuần nay. Sự hừng hực khi bứt từ đáy nhọn lên đã dần nhường chỗ cho dao động hẹp biên độ 10% với thanh khoản cạn dần. Tiền lớn chưa vào, cung giá rẻ cũng dần cạn nhưng cầu đẩy giá thì chưa thấy mạnh – những đặc điểm thường thấy ở giai đoạn đầu xây mặt bằng giá mới của các cổ phiếu. Giai đoạn này, giao dịch ảm đạm, sóng lên xuống không dứt khoát, dòng tiền yếu, hoạt động trading mua gần hỗ trợ bán gần kháng cự trong khung giao dịch tuy về lý thuyết khá dễ dàng nhưng không phải dành cho tay mơ, nó đòi hỏi sự nhạy cảm với thị trường sắc bén và cái đầu lạnh lùng tuân thủ kỷ luật nếu điểm vào không đúng sóng! Với người non kinh nghiệm hoặc chưa tỉnh đòn sau đoạn tát của bear-market vừa rồi, người viết cho rằng tốt nhất nên đứng ngoài.
Ở dòng cổ phiếu cơ bản hàng đầu và phòng thủ, đoạn hiện tại cũng là lúc các cổ phiếu này bước đầu xây mặt bằng giá mới. Rất nhiều cổ phiếu cơ bản đang tạo nền giá ở vùng đáy khá chặt khoảng gần tháng nay, như MBB, VNM, CNG, PVS, DCL…vv với dấu hiệu thanh khoản cạn dần. Điều cần nhất khi một cổ phiếu xây nền là khối lượng thấơ, ít biến động, biên độ tăng giảm không lớn và cần sideway thời gian dài, tất cả đặc điểm kể trên là nhằm loại trừ sự quan tâm của thị trường và loại bỏ sự dòm ngó của các hoạt động trading ngắn hạn. Các tiêu chí đầu đã được hiện thực, điều còn lại là phải kiên nhẫn và đợi các cổ phiếu này chính thức bứt lên.

Nhiều cổ phiếu đang ở trạng thái như MBB (nguồn dữ liệu: Vietstock Updater)
Như chia sẻ trong bài viết trên Góc broker tuần trước, người viết cho rằng trong bối cảnh tin tức trên biển Đông đã được tiêu hóa, thị trường vào khoảng thời gian trống thông tin vĩ mô thì nhiều khả năng điểm cân bằng của năm được xác lập tại vùng điểm 550. Đây cũng là lúc các cổ phiếu bắt đầu đi vào xây nền giá mới, tích lũy cho một đợt tăng giá mới vào giai đoạn nửa cuối năm. Thị trường cần thời gian dài hơi hơn để các cổ phiếu xây nền chặt, cũng là lúc mà dòng tiền đầu tư thông minh quay trở lại và túc tắc gom hàng. Thường sau đỉnh trung hạn của năm từ 4-5 tháng, sóng lớn mới tới. Từ giờ, có lẽ chúng ta sẽ phải làm quen dần với kiểu thị trường buồn ngủ như hiện tại.

Đoàn Xuân Thạo


Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Nhận định thị trường tuần giao dịch 02-06.06.2014

       Diễn biến tuần trước!
Theo dự báo tuần trước của em, nhịp hồi này sẽ lấp được khoảng trống giá tạo ra bởi phiên 08/05. Phiên 08/05 với khối lượng rơi đột biến đóng vai trò là kháng cự mạnh của thị trường, nhưng cách bứt phá qua vùng 560 trong tuần qua không thực sự thuyết phục vì:
-          Khối lượng qua vùng kháng cự không lớn.Thực tế từ phiên 27/05 (phiên VNIndex đi vào vùng kháng cự mạnh), khối lượng bắt đầu giảm dần. Vùng 560 đóng vai trò kháng cự mạnh, còn vùng 580 (vùng sideway cũ của VNIndex hồi cuối tháng 4 khối lượng tích tụ không nhiều). Hiện nay, VNIndex đang đi vào vùng quá mua ngắn hạn!
-          Dòng cổ phiếu đầu cơ điều chỉnh khoảng 4 phiên gần đây. VNIndex được đẩy lên bởi dòng cổ phiếu cơ bản hàng đầu như GAS, VNM, VIC… Trong dòng cổ phiếu đầu cơ, ngoài FLC có đợt điều chỉnh không bình thường( khả nghi là dấu hiệu phân phối) thì một số mã khác như HAR, HQC, ITA… em thấy vol đang điều chỉnh cùng nhịp giảm với giá (tạm cho là tích cực).

Đồ thị VNINDEX

 Nhận định thị trường tuần tới 02-06.06.2014:
Em cho rằng có 2 kịch bản như sau:
Một, thị trường sẽ đi lên tiếp được vùng 580 với khối lượng giảm dần, được trợ lực của GAS, VNM, VIC. Nếu các cổ phiếu đầu cơ sau nhịp chỉnh này bắt nhịp cùng với dòng cơ bản thì thị trường sẽ đi lên được tiếp một đoạn xa hơn 580. Tuy nhiên, nhịp tăng này không bền. Em vẫn cho rằng đỉnh 610 là vùng quá cứng để có thể vượt qua trong năm nay, đoạn này vẫn là sóng hồi với đáy chữ V (rủi ro rất cao). Theo cách nhìn của riêng em, kịch bản này xác suất cao hơn và e nghiêng về kịch bản này.

Hai, như chia sẻ trong đoạn chat trên skype trong tuần, trường hợp VNIndex bục hẳn ngưỡng 552 thì chính thức xác nhận thị trường sẽ rơi xuống nhịp nữa. Lúc này khuyến nghị bán hết cổ phiếu!

       Tư vấn đầu tư.
Trường hợp kịch bản 1 xảy ra thì NĐT kẹp hàng nên canh để ra dần. NĐT trading T+ có thể để ý HAR (test lại khoảng trống tương ứng ngưỡng 8.6), HQC, ITA... Với hàng cơ bản hàng đầu thì chú ý VNM nếu break qua 126. NGược lại, với kịch bản 2 thủng 552 thì nên bán hết! Với NĐT trading T+ nên nhấn mạnh cho họ việc tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ vì: đa phần họ trước đều bị thua lỗ nên tâm lý muốn lấy lại nhanh phần đã mất, thị trường đang ở trong vùng kháng cự mạnh sau một nhịp hồi đáy chữ V nên rủi ro rất cao.
Với NĐT đã ở trạng thái tiền mặt hoặc tiền mặt chiếm tỷ trọng cao, đoạn vừa rồi lỡ nhịp sóng hồi các cổ phiếu đầu cơ thì nên đứng ngoài. Tâm lý nhấp nhổm đoạn này rất dễ bị ăn một nhịp đạp nữa của thị trường.

Have a nice week!
Trân trọng!

Đoàn Xuân Thạo